Benzalkonium Chloride
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Benzalkonium chloride là gì?
Benzalkonium Chloride (BKC) là một hợp chất kháng khuẩn không chứa cồn, được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, BKC còn được sử dụng trong sản phẩm điều trị da chống vi khuẩn do FDA Monograph gây ra, làm chất bảo quản, chất làm sạch bề mặt… Benzalkonium chloride có những dạng và hàm lượng sau: Dung dịch rửa 0,0025%, dung dịch rửa 0,005%.

Điều chế sản xuất
Benzalkonium Chloride được tạo thành từ phản ứng của dung dịch alkyl-N-methylbenzamine với methyl chloride trong dung môi hữu cơ thích hợp tạo ra sự ngưng tụ của các hợp chất bậc 4 khi chúng được tạo thành.
Cơ chế hoạt động
Mặc dù không hoàn toàn được làm sáng tỏ, tác dụng diệt khuẩn của benzalkonium chloride được cho là do sự phá vỡ các tương tác giữa các phân tử. Sự gián đoạn như vậy có thể gây ra sự phân ly các lớp kép lipid màng tế bào của vi khuẩn, dẫn đến việc kiểm soát tính thấm của tế bào bị tổn hại và làm rò rỉ các chất quan trọng của tế bào.
Ngoài ra, các phức hợp phân tử quan trọng khác như các enzym kiểm soát việc duy trì một loạt các hoạt động tế bào hô hấp và trao đổi chất, cũng dễ bị vô hiệu hóa như vậy. Do đó, một loạt các tương tác quan trọng giữa các phân tử và cấu trúc bậc ba trong các hệ thống sinh hóa rất cụ thể cho phép các tác nhân vi khuẩn hoạt động bình thường có thể dễ dàng bị phá vỡ hoặc vô hiệu hóa bởi các chất hoạt động bề mặt cation như benzalkonium clorua.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Na rừng
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance). Ngũ vị – Schisandraceae.
Theo Y học cổ truyền, Na rừng có 2 loại là Na rừng đỏ và Na rừng trắng. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa 2 loại trên.
Na rừng đỏ: Loại quả chín sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn Na rừng trắng.
Na rừng trắng: Khi chín màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, có giá trị dược liệu ít hơn.
Đặc điểm tự nhiên
Na rừng là cây dây leo, thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 12cm, rộng 4 – 5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng, càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn, hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Hoa thường có màu đỏ tím hay vàng.
Quả to, hình cầu, rất giống hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta, khi chín màu vàng hoặc đỏ hồng, nhiều múi, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ, ăn được.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 8 - 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài na rừng phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài mọc rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.
Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng hoa quả trên cây không nhiều. Ở vùng rừng quốc gia tam đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính dưới 1 năm tuổi) nên không thấy có hoa quả.
Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.

Peracetic acid là gì?
Chất hóa học Peracetic acid còn được gọi là Acid peracetic, Acid peroxyacetic, PAA… có công thức hóa học là CH3CO3H. Tên thương mại của Peracetic acid với vai trò như một chất kháng khuẩn là Nu-Cidex.
Đây là một chất lỏng không màu, mùi nồng cay với công dụng như một chất có khả năng oxy hóa cực mạnh. Peracetic acid tạo thành một trạng thái cân bằng giữa chất Acid acetic (CH3COOH) và Hydrogen peroxide (H2O2), dễ phân tán và xử lý các màng sinh học, tác dụng nhanh ngay cả ở nhiệt độ thường, có khả năng tác động hiệu quả với phổ rộng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc.
Peracetic acid có những ưu điểm như không bị độ cứng ảnh hưởng, không để lại cặn trên thiết bị và không làm thay đổi hương vị, màu sắc của thực phẩm cần xử lý. Tuy nhiên, thành phần này cũng có nhược điểm như nồng độ của Peracetic acid dễ bị giảm sút hơn các chất khử trùng khác và dễ bay hơi ở ngoài không khí, có khả năng ăn mòn các loại kim loại như kẽm, thép, đồng trừ inox. Đặc biệt, khi được pha loãng, Peracetic acid không có tính ổn định cao.

Điều chế sản xuất
Peracetic acid được sản xuất công nghiệp bằng quá trình tự oxy hóa Acetaldehyde hay được hình thành khi xử lý Acid acetic bằng Hydrogen peroxide với chất xúc tác Acid mạnh.
Acetyl clorua và Anhydrit axetic có thể được sử dụng để tạo ra dung dịch Acid có hàm lượng nước thấp hơn.
Peracetic acid được tạo ra tại chỗ bởi một số chất tẩy giặt qua phản ứng của Tetraacetylethylenediamine (TAED) với sự có mặt của dung dịch Hydrogen peroxide kiềm.
Peracetic acid cũng được hình thành tự nhiên trong môi trường thông qua một loạt các phản ứng quang hóa liên quan đến Formaldehyde và các gốc quang oxy hóa.
Cơ chế hoạt động của Peracetic acid
Hỗn hợp ổn định, cân bằng giữa Peracetic acid 5%, nước, Acid axetic và Hydro peroxide được xem là một trong những chất diệt khuẩn mạnh nhất. Hoạt động của Peracetic acid chống lại một loạt các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, ngoài ra còn có các bào tử vi khuẩn, nấm mốc, nấm men và tảo.
Silica là gì?
Silica là hợp chất hóa học có tên gọi khác là Dioxide silic, một oxide của Silic có công thức hóa học là SiO2. Silica có hai dạng cấu trúc: Vi tinh thể và vô định hình. Trong tự nhiên Silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi tinh thể, có thể được tìm thấy trong thạch anh, Triđimit, Cristobalit, Cancedoan, đá mã não. Một số dạng Silica có cấu trúc tinh thể như Coesit và Stishovit được tạo ra ở áp suất và nhiệt độ cao. Trong khi đó, Silica tổng hợp nhân tạo được tạo ra ở dạng bột hoặc dạng keo và có cấu trúc vô định hình (silica colloidal).
Silica dạng kết tinh rất có hại cho sức khỏe con người nếu hít phải. Đây là một chất gây độc cho hệ hô hấp, cơ xương và hệ miễn dịch và đã có bằng chứng rõ ràng về việc gây nên bệnh ung thư.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực làm đẹp, Silica được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm là Silica có cấu trúc vô định hình nên an toàn khi sử dụng. Loại Silica phổ biến nhất trong các sản phẩm làm đẹp là Hydrated silica (còn gọi là Silicon dioxide). Silica ngậm nước có thêm các nguyên tử nước gắn vào Silica. Đây là một loại bột hình cầu rắn không tiếp xúc với phổi như Silica kết tinh.

Điều chế sản xuất
Silica có thể được điều chế thành nhiều dạng khác nhau như Silica gel, Silica khói, Aerogel, Xerogel, Silica keo... Dù Silica xuất hiện nhiều trong tự nhiên nhưng người ta cũng có thể điều chế chất này theo nhiều phương pháp:
- Silic phản ứng với Oxy ở nhiệt độ cao: Phương pháp này thường được áp dụng để phủ lớp SiO2 trên bề mặt Silic.
- Phương pháp phun khói: Thủy phân Silic halogel ở nhiệt độ cao với Oxy và Hydro.
- Phương pháp kết tủa: Cho thủy tinh lỏng phản ứng với một acid vô cơ.
- Phương pháp sol-gel: Thủy phân một alkoxysilan với xúc tác base hoặc acid.
Cơ chế hoạt động
Silica có thể tác dụng với kiềm và Oxide base tạo thành muối Silicat ở nhiệt độ cao, phản ứng với Acid flohidric (HF) nhưng không phản ứng được với nước.
Titanium Dioxide là gì?
Titanium dioxide có công thức hóa là TiO2, được xếp vào nhóm oxit tự nhiên của Titan. Ở điều kiện thường, Titanium dioxide tồn tại ở dạng bột trắng và được sử dụng rộng rãi như một chất làm trắng, ứng dụng như chất làm đặc và lọc UV trong sản phẩm và dụng cụ hàng ngày. Bởi tính sáng tự nhiên và phản chiếu nên Titanium dioxide được thêm vào sơn, nhựa, kem đánh răng, mỹ phẩm và giấy để cho chúng có màu sáng hơn.
Công thức hóa học của Titanium dioxide
Nhờ khả năng chống nắng đặc biệt, Titanium dioxide trở thành thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chống nắng hay kem nền hiện này. Đặc biệt, Titanium dioxide là “quán quân” trong bảng thành phần các chất chống nắng tuyệt vời bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB mà không gây ra bất kỳ nguy cơ kích ứng da nào. Với những làn da yếu, nhạy cảm, dễ nổi mẩn đỏ, Titanium dioxide hoạt động vô cùng nhẹ nhàng, tồn tại trên bề mặt và tuyết đối không xâm nhập vào da hay cơ thể. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp sản phẩm chứa Titanium dioxide với các vùng nhạy cảm nhất như các vùng xung quanh mắt.
Nhờ kích thước của các hạt nano Titanium dioxide tương đương với các phân tử đủ lớn mà hoạt chất này có thể cải thiện khả năng bao phủ bề mặt da, tăng cường bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các hạt nano Titanium dioxide có khả năng ngăn ngừa hoạt chất này tương tác với các thành phần khác khi ánh sáng mặt trời hiện diện và tăng tính ổn định. Các thành phần phổ biến thường được sử dụng để phủ Titanium dioxide là alumina, dimethicone, silica và trimethoxy capryl silane.
Titanium dioxide là chất chống nắng tuyệt vời bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng Zinc oxit có hiệu quả vượt trội hơn Titanium dioxide dù cả hai hoạt chất đều được xếp vào nhóm các chất chống nắng khoáng chất. Hiện nay, Titanium dioxide là thành phần SPF phổ rộng được ưa chuộng nhất và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các sản phẩm chống nắng. Theo tiêu chuẩn Quốc tế, quang phổ rộng được định nghĩa là có khả năng vượt qua 360nm và Titanium dioxide vượt qua phạm vi bảo vệ này. Mặc dù, Titanium dioxide có dải quang phổ bảo vệ UVA ngắn hơn so với Zinc oxit nhưng cả hai đều bảo vệ da khỏi dải UVA trong cùng một khoảng thời gian.
Điều chế và sản xuất Titanium Dioxide
Phần lớn hóa chất của Titanium được khai thác phổ biến tại các quốc gia như Úc, Nam Phi và Canada.
Titanium không tồn tại đơn chất mà khi khai thác từ mỏ về chúng tồn tại dưới dạng tạp chất. Sau đó, chúng được tinh chế thành tinh khiết bằng quá trình sulfat và qua quá trình clorua theo phương trình hóa học:
FeTiO3 2H2SO4 → + FeSO4 + TiOSO4 + 2H2O
TiOSO4 + (n + 1) H2O → H2SO4 + TiO2.nH2O
TiO2 • nH2O → TiO2 + nH2O
Cơ chế hoạt động của Titanium Dioxide
Titanium Dioxide có 2 dạng kích thước phân tử là Micro và Ultra, tuy nhiên cả hai đều không thể thẩm thấu qua da mà chỉ phân tán trên bề mặt da tạo nên một lớp kem màu trắng để phát huy công dụng chống nắng.
Đặc tính lớn nhất của Titanium Dioxide chính là không thẩm thấu vào da mà phân tán đều nên có thể đạt được hiệu quả chống nắng cao nhất và phân tán tia UV hiệu quả. Khi thoa kem chống nắng, Titanium Dioxide cùng các thành phần khác giúp da có một lớp bảo vệ vô hình. Lớp bảo vệ này sẽ phản xạ lại tia UV, ngăn chúng không xuyên qua da, hạn chế được tình trạng nám, đồi mồi và thâm sạm.
Steareth 21 là gì?

Steareth-21 cùng với các thành phần Steareth khác gồm có Steareth-3, Steareth-5, Steareth-8, Steareth-14, Steareth-16, Steareth-25, Steareth-27, Steareth-30, Steareth-40, Steareth-50, Steareth-80, Steareth-100, Steareth-200 là các Ete polyethylene glycol của Stearic Acid và là hợp chất dạng sáp.
Steareth-21 màu trắng đục, có chức năng như chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa và chất hòa tan. Các đặc tính này đều giúp tạo tính thẩm mỹ tối ưu cho các công thức chăm sóc da.
Chất này cũng tương tự như Steareth-20 nhưng dễ tan trong nước hơn. Steareth-21 sẽ hoạt động tốt khi kết hợp với chất nhũ hóa tan trong dầu như Steareth-2 vì chúng có thể cùng nhau tạo thành một bộ đôi nhũ hóa đặc biệt ổn định.
Điều chế sản xuất
Các thành phần Steareth được điều chế bằng cách tương tác với khí Etylen oxit, trung gian hóa học với rượu Stearyl. Quá trình này tạo thành một hợp chất ổn định hoàn toàn mới. Con số đứng sau từ Steareth (ví dụ số 21) cho biết số đơn vị Etylen oxit trung bình được sử dụng trong quá trình điều chế.
Cơ chế hoạt động
Khi thêm Steareth-21 vào công thức có tác dụng làm giảm lực tương tác giữa các phân tử của chất lỏng khác để tạo thành nhũ tương.
Anhydroxylitol là gì?
Anhydroxylitol là một dẫn xuất khử nước của xylitol, một loại đường được tìm thấy trên cellulose của gỗ, mía, lõi ngô và một số vỏ hạt..Nó là nột thành phần tự nhiên có nguồn gốc thực vật hoạt động như một chất giữ ẩm giúp da hấp thụ và giữ ẩm.
Công thức hóa học: C5H10O4.
Công thức hóa học của Anhydroxylitol C5H10O4
Điều chế sản xuất Anhydroxylitol
Anhydroxylitol có nguồn gốc từ quá trình lên men lúa mì và gỗ và được phát triển để có được sự hydrat hóa cả tức thì và lâu dài cùng một lúc.
Cơ chế hoạt động
Anhydroxylitol tối ưu hóa kho dự trữ độ ẩm tự nhiên của da bằng cách phát triển tổng hợp glycosaminoglycans (GAGs, các chất như chondroitin sulfate giúp giữ ẩm tự nhiên trên da).
Ngoài ra, nó làm giảm sự mất nước bằng cách bay hơi sinh lý đồng thời tăng tổng hợp các ceramide rào cản để đạt được hiệu suất nâng cao.
Retinol là gì?
Là một dẫn xuất của vitamin A nên retinol được xem là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa.
Retinol hoạt động giống như một thành phần liên kết tế bào, trung hòa các gốc tự do phía trong da. Có nghĩa là nó sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại một làn da tươi trẻ.
Ngoài việc bảo vệ, giữ gìn, retinol còn giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều collagen mới. Nhờ vậy, nếu kiên trì sử dụng hoạt chất này, bạn sẽ thấy các nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim được giảm đi, ngăn ngừa nếp nhăn mới hình thành. Da đầy đủ độ ẩm, các đốm nâu dần biến mất, sắc tố da cải thiện rõ rệt.
Để retinol phát huy công năng tốt, bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên. Bạn có thể dùng retinol trị mụn để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, nếp nhăn nông hoặc mới trên bề mặt da. Nếu cần giải quyết cái nếp nhăn sâu hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có một phương pháp tốt hơn.

Điều chế sản xuất retinol
Trong thành phần hóa học của retinol chứa gốc OH, nghĩa là gốc rượu. Khi bạn bôi lên da, rượu sẽ được oxy hóa thành Andehit và sau đó Andehit được oxy hóa thành acid. Acid tác dụng lên da và lớp biểu bì dưới da, giúp các tế bào cũ bong tróc, thúc đẩy da tái tạo tế bào da mới.
Ngoài ra, retinol tồn tại dưới dạng chất bổ sung và được sử dụng để chống hoặc ngăn ngừa thiếu vitamin A. Retinol còn nằm trong danh mục những loại thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế Thế giới. Điều này chứng minh rằng, retinol là một loại chất hiệu quả và an toàn cho con người.
Cơ chế hoạt động của retinol
Retinol là một loại retinoid, được làm từ vitamin A. Thay vì loại bỏ tế bào da chết như nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ tạo nên retinol sẽ đi sâu dưới lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đến lớp hạ bì của da bạn.
Khi vào trong lớp giữa của da, retinol có tác dụng trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy sản xuất elastin và collagen. Điều này tạo ra hiệu ứng “làm đầy đặn” giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời, retinol có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, qua đó có thể cải thiện thêm kết cấu và tông màu của da.
Retinol cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá nặng, cũng như sẹo do mụn trứng cá gây ra. Nó giúp giữ cho lỗ chân lông của bạn không bị tắc nghẽn bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn để ngăn ngừa sự hình thành mụn hoặc mụn bọc. Đối với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với retinol nhằm điều trị giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng có thể mất đến sáu tuần để bạn thấy những cải thiện về tình trạng mụn.
Cuối cùng, retinol đã được chứng minh là có thể cân bằng mức độ hydrat hóa cho da. Tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, có thể dẫn đến mất độ ẩm của da. Điều này thậm chí có thể có lợi cho những ai có da nhờn, bởi giúp kiểm soát sự sản xuất dư thừa của bã nhờn trong lỗ chân lông.
Insulin Pork là gì?
Insulin là hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Insulin được tạo ra bằng cách phân lập tuyến tụy của động vật như bò và lợn từ những năm 1920-1980. Insulin người và lợn có sự khác biệt trong thành phần amino acid. Khi dùng insulin có nguồn gốc từ lợn đã gây ra một số tác dụng phụ. Quá trình sản xuất và làm tinh khiết insulin giai đoạn đó còn gặp nhiều khó khăn.
Công ty Genetech (Hoa Kỳ) đã sản xuất insulin bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên vào năm 1982. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công và sản phẩm được đưa ra thị trường.
Insulin chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể, insulin tác dụng đến việc chuyển hóa gan và các mô mỡ thành năng lượng ATP cung cấp cho hoạt động cơ thể. Insulin tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy từ bộ máy tổng hợp protein trong tế bào, và có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Điều chế sản xuất
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm thành công là năm 1982. Sản phẩm insulin là của Công ty Genetech được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền đầu tiên.
Người ta dùng kỹ thuật tái tổ hợp AND chuyển gen mã hóa insulin vào tế bào vi khuẩn, E.coli sẽ sinh tổng hợp tạo ra loại peptit khi được nuôi cấy trong môi trường thích hợp.
Sản xuất theo quy trình sau: Cần chuẩn bị đoạn oligonucleotide mã hóa cho insulin: Theo trình tự cấu trúc các amino acid của insulin, có 2 chuỗi polypeptid A và B nối với nhau bằng hai cầu disulfur và 51 amino acid. Người ta đã mã hoá cho hai chuỗi A, B và tạo dòng gen tách biệt.

Phương pháp dùng plasmid của vi khuẩn hay nấm men, bằng enzyme hạn chế cắt plasmid. Nối đoạn gen mã hóa cho insulin tạo vector tái tổ hợp (pBR322), chuyển vector pBR322 vào vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli được lên men ở môi trường phù hợp, tách chiết thu được sản phẩm là polypeptid A và B. Trộn hai loại peptid bằng phương pháp hóa học enzym để xử lý để tạo cầu disulfur.
Cơ chế hoạt động
Insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào để phát huy tác dụng.
Cinnamaldehyde là gì?
Cinnamaldehyde còn được gọi là Aldehyde cinnamic; 3-phenyl-2-propan; Anđehit cinnamyl; Phenylalacrolein; quế chi và trans-cinnamaldehyde. Đây là thành phần có trong vỏ của cây quế (Cinnamomum zeylanicum), xuất xứ từ Sri Lanka và Ấn Độ và được trồng ở Brazil, Jamaica và Mauritius. Cinnamaldehyde cũng được tìm thấy trong các thành viên khác của loài Cinnamomum bao gồm cả cây cassia và long não.

Có công thức hóa học là C6H5CH = CHCHO, Cinnamaldehyde là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên chủ yếu là đồng phân trans (E), mang lại hương vị và mùi cho quế.
Đây là một Phenylpropanoid được tổng hợp tự nhiên bằng con đường sinh tổng hợp Shikimat, tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt. Tinh dầu của vỏ quế chứa khoảng 90% là Cinnamaldehyde.
Công thức phân tử của Cinnamaldehyde được xác định vào năm 1834 bởi các nhà hóa học người Pháp Jean Baptiste André Dumas (1800–1884) và Eugène Melchior Péligot (1811–1890) và mặc dù công thức cấu trúc của nó chỉ được giải mã vào năm 1866 bởi nhà hóa học người Đức Emil Erlenmeyer (1825– Năm 1909).
Điều chế sản xuất
Có nhiều cách để điều chế Cinnamaldehyde. Thành phần này được điều chế thương mại bằng cách xử lý vỏ cây Cinnamomum zeylanicum với hơi nước. Anđehit hòa tan trong hơi nước, sau đó Cinnamaldehyde được chiết xuất khi hơi nước nguội đi và ngưng tụ lại để tạo thành nước lạnh, trong đó hợp chất ít hòa tan hơn nhiều.
Cinnamaldehyde cũng có thể được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa Benzaldehyde (C6H5CHO) với Acetaldehyde (CH3CHO). Hai hợp chất ngưng tụ sau khi loại bỏ nước để tạo thành Cinnamaldhyde.
Năm 1834, Cinnamaldehyde được phân lập từ tinh dầu quế bởi Jean-Baptiste Dumas và Eugène-Melchior Péligot và được nhà hóa học người Ý Luigi Chiozza tổng hợp trong phòng thí nghiệm vào năm 1854.
Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Có hai cách để chiết xuất được tinh dầu quế từ vỏ quế: Đó là công nghệ chưng cất hơi nước và chiết xuất qua dung môi. Nhưng để đạt thành phần Cinnamaldehyde lên đến 90% thì phải sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước, còn với công nghệ chiết xuất qua dung môi chỉ đạt được 62 % đến 73 % tỉ lệ Cinnamaldehyde.
Cơ chế hoạt động
Nhiều dẫn xuất của Cinnamaldehyde có ích về mặt thương mại. Rượu Dihydrocinnamyl, xuất hiện tự nhiên nhưng được sản xuất bằng cách hydro hóa gấp đôi Cinnamaldehyd, được sử dụng để tạo ra mùi thơm của lục bình và hoa cà. Rượu Cinnamyl cũng tương tự và có mùi của hoa cà, có thể được sản xuất bắt đầu từ Cinnamaldehyd. Dihydrocinnamaldehyd được tạo ra bởi quá trình hydro hóa chọn lọc của tiểu đơn vị kiềm.
Rhamnose là gì?
Rhamnose là loại đường deoxy tự nhiên, được chiết xuất từ thực vật (chủ yếu từ mía), Rhamnose được đánh giá là lành tính, an toàn sử dụng trên da để mang lại công dụng trẻ hóa da.
Rhamnose có khả năng ngăn ngừa, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa nhờ nó kích thích các nguyên bào sợi hoạt động tích cực hơn, tăng sinh collagen, elastin. Từ đó, làn da chúng ta sẽ được săn chắc, dẻo dai và tươi trẻ, nếp nhăn cũng ít xuất hiện.

Bên cạnh đó, Rhamnose còn thúc đẩy quá trình Turnover (chu kỳ tái tạo của tế bào) diễn ra nhanh hơn, phục hồi và tái tạo da hiệu quả hơn. Rhamnose cũng được đánh giá cao ở công dụng làm dịu và kháng viêm.
Rhamnose là hoạt chất an toàn ngay cả dùng cho làn da khô, da nhạy cảm đang có dấu hiệu lão hóa. Bởi không như retinol dễ gây khô da, kích ứng, Rhamnose không gây căng kích hay bong tróc da nên rất được ưa chuộng.
Điều chế sản xuất Rhamnose
Rhamnose có thể được tách chiết từ cây thuộc chi Rhamnus, cây Toxicodendron vernix và cây thuộc chi Câu đằng (Uncaria). Đường Rhamnose cũng được sinh tổng hợp bởi vi tảo thuộc họ Tảo silic (Bacillariophyceae).
Trong tự nhiên, Rhamnose thường liên kết với nhiều loại đường khác. Nó là một thành phần glycon phổ biến của các glycosit trong nhiều thực vật. Rhamnose cũng là thành phần của màng ngoài tế bào của vi khuẩn kháng axit trong chi Mycobacterium, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lao.
Disodium Edta là gì?
Ethylene diamine tetraacetic acid, viết tắt là EDTA, là một loại axit hữu cơ mạnh. NH2 và 4 gốc carboxyl COOH là hai nhóm amin được chứa trong cấu trúc của EDTA.
EDTA và các muối của nó thường ở dạng tinh thể hoặc dạng bột màu trắng, không bay hơi, có độ tan cao trong nước, có độ pH 10.5 – 11.5.
Có hai dạng EDTA chính thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân gồm Tetrasodium EDTA và Disodium EDTA. Tetrasodium EDTA và Disodium EDTA khác nhau ở cấu trúc của các phân tử và độ pH. Nhưng hai loại này lại có công dụng tương tự nhau khi được ứng dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Disodium EDTA có khả năng cô lập các ion kim loại nặng, giúp sản phẩm không bị tác động bởi các phản ứng hóa học giữa kim loại và các hợp chất khác, tạo sự ổn định cho sản phẩm.
Ngoài ra, chất này có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc như một chất bảo quản, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men và nấm mốc trong sản phẩm chăm sóc da. Tuy chất bảo quản không tốt khi dùng nhưng chúng giúp kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm. So với một số chất bảo quản tự nhiên, chất bảo quản tổng hợp cũng ít gây kích ứng da hơn và ít có khả năng tương tác với các thành phần khác trong công thức.
Ngoài công dụng chính là chất bảo quản, Disodium EDTA cũng được sử dụng để cải thiện khả năng tạo bọt của sản phẩm. Do đó EDTA thường có mặt trong xà phòng và chất tẩy rửa.

Điều chế sản xuất
EDTA lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1935 bởi Ferdinand Münz từ sự kết hợp của Ethylenediamine và Acid chloroacetic. Ngày nay, EDTA chủ yếu được tổng hợp từ Ethylenediamine, Formaldehyd và Natri cyanide.
Cơ chế hoạt động
Một trong những chức năng của Disodium EDTA là đóng vai trò như một tác nhân tạo phức. Disodium EDTA liên kết với các ion kim loại nặng và các nguyên tố vi lượng có trong nước cứng (loại nước có chứa hàm lượng các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion), từ đó làm cho chúng không còn hoạt động để ngăn chặn tác động bất lợi của chúng với sự ổn định của sản phẩm. Cụ thể, thành phần này ngăn không cho các kim loại này đọng trên da, tóc và da đầu. Sau khi các ion kim loại liên kết với EDTA, các ion kim loại vẫn ở trong dung dịch nhưng tính chất phản ứng giảm dần.
Các ion kim loại liên kết trong mỹ phẩm có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên có thể có tạp chất kim loại. Ngoài ra, hệ thống nước hoặc các dụng cụ kim loại có thể chứa tạp chất. Nếu không được khử hoạt tính, các ion kim loại này có thể làm hỏng các sản phẩm mỹ phẩm bằng cách làm giảm độ trong, làm mất tính toàn vẹn của nước hoa và gây ra mùi ôi.
Mặc dù nước cứng không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng đến tóc và da. Nước cứng làm tăng nguy cơ tích tụ kim loại trên tóc, khiến tóc nhuộm nhanh bị mất màu và làm tăng nguy cơ gãy rụng. Đồng thời nước cứng còn khiến việc rửa sạch da với xà phòng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến da sẽ dễ bị khô và kích ứng. Disodium EDTA giúp chống lại tác động gây hại của nước cứng lên da. Nhờ đó, chất này đã được chọn để trở thành một thành phần đặc biệt trong các chất tẩy rửa trên da.
Việc Disodium EDTA hoạt động bằng cách liên kết với các ion kim loại trong dung dịch giúp ngăn các công thức mỹ phẩm không bị biến chất. Disodium EDTA bảo vệ tính toàn vẹn của các sản phẩm chăm sóc da, không làm thay đổi độ pH, mùi hoặc kết cấu. Ngoài ra, khi liên kết với canxi, sắt hoặc magiê, Disodium EDTA giúp tăng cường khả năng tạo bọt và làm sạch nên được sử dụng phổ biến trong các công thức chăm sóc da như một chất đồng bảo quản.
Propanediol là gì?
Propanediol (hay 1,3-propanediol) là một glycol, công thức hóa học là C3H8O2. Propanediol tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, có mùi đặc trưng nhẹ, tan trong nước.
Là chất giữ ẩm tự nhiên cho da, Propanediol có khả năng thúc đẩy hoạt động của chất bảo quản trong công thức mỹ phẩm, làm giảm bớt lượng chất bảo quản.

Propanediol được sản xuất bằng công nghệ lên men từ đường ngô. Nhờ khá nhạy bén và hoạt động ổn định bền vững trong đa dạng điều kiện môi trường, Propanediol được dùng thay thế các loại chất glycols có nguồn gốc từ dầu mỏ không tốt cho da (chẳng hạn như propylene glycol, butylenes glycol hoặc glycerin trong công thức).
Chúng ta dễ dàng tìm thấy propanediol trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân: Kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner và các sản phẩm khác. Trong chăm sóc da, propanediol hoạt động như một dung môi, chất giữ ẩm, chất làm mềm.
Điều chế sản xuất Propanediol
Propylene glycol là một sản phẩm tổng hợp thu được từ quá trình hydrat hóa propylene oxide từ các sản phẩm dầu mỏ.
Propanediol có thể được sản xuất từ propylene oxide nhưng phương pháp sản xuất tự nhiên từ ngô đang được ưu tiên ở những công ty sản xuất mỹ phẩm sạch.
Quy trình sản xuất từ ngô như sau: Thu hoạch và làm khô hạt ngô, sau đó để vỏ ngô mềm hơn người ta đem ngâm chúng vào nước ấm/acid nhẹ. Tiếp theo sẽ tiến hành tách tinh bột ra khỏi protein, đường thu được từ bột protein chính là nguyên liệu thô của propanediol. Cuối cùng, thêm vi sinh vật vào propanediol thô. Quá trình lên men kết thúc, propanediol được tinh chế và tinh luyện.
So với quy trình hóa dầu thông thường thì sản xuất propanediol từ ngô có hiệu quả năng lượng cao hơn, không gây hại môi trường. Ngoài ra, quy trình này cũng ít tốn kém chi phí vận hành hơn, tính bền vững cũng cao hơn do nguyên liệu ngô có thể tái tạo dễ dàng.
Sản phẩm liên quan









